Bộ Công an có trách nhiệm như thế nào trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
- Trách nhiệm của Bộ Công an trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
- Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
- Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Trách nhiệm của Bộ Công an trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 142/2016/NĐ-CP trách nhiệm của Bộ Công an trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, loại trừ các hoạt động trên không gian mạng đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm; xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm; thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
4. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình, nguy cơ mất an ninh thông tin và các hoạt động có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như trên.
Bộ Công an có trách nhiệm như thế nào trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 142/2016/NĐ-CP trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình mất an toàn thông tin; thực hiện cảnh báo, điều phối ứng cứu và khắc phục sự cố mạng.
2. Chủ trì hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và tham mưu cho Chính phủ ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
3. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tình hình, nguy cơ mất an toàn thông tin có liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về công nghệ thông tin, viễn thông, an toàn thông tin phối hợp chặt chẽ với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, điều tra tội phạm mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trên đây là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Theo Điều 23 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai giải pháp bảo vệ cho hệ thống thông tin trong các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác đối ngoại liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như trên.
Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Tại Điều 24 Nghị định 142/2016/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
1. Tham mưu cho Chính phủ xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trên đây là trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?