Quy định xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
- 1. Xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
- 2. Kiểm kê kho tiền tiêu hủy và thu, chi về tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
- 3. Sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy, tổng hợp và báo cáo tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào?
1. Xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
Tại Điều 20 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Đối với tiền lẫn loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiền giả phát hiện qua kiểm đếm được tiêu hủy vào cuối đợt tiêu hủy.
2. Đối với tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm được nhập Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương vào cuối đợt tiêu hủy.
2. Kiểm kê kho tiền tiêu hủy và thu, chi về tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về kiểm kê kho tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Tiền tiêu hủy bảo quản trong kho được kiểm kê mỗi tháng 01 (một) lần vào thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng. Việc kiểm kê do Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy, ủy viên Hội đồng tiêu hủy tham gia quản lý kho tiền, Trưởng phòng Tiêu hủy tiền, nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy thực hiện và có thể trung tập thêm người giúp việc kiểm kê, dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát.
2. Phương pháp kiểm kê kho tiền tiêu hủy được thực hiện theo quy định hiện hành về kiểm kê tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Biên bản kiểm kê tiền tiêu hủy được lập thành 05 (năm) bản: Hội đồng tiêu hủy giữ 04 (bốn) bản; 01 (một) bản gửi Hội đồng giám sát.
Tại Điều 22 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về thu, chi về tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Hàng năm, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ tổng hợp, lập dự toán thu, chi phục vụ tiêu hủy tiền gửi Vụ Tài chính – Kế toán theo quy định.
2. Các khoản thu, chi về tiêu hủy tiền được hạch toán theo quy định hiện hành.
3. Sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy, tổng hợp và báo cáo tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 23 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Việc xuất, nhập giữa Kho tiền Trung ương với Hội đồng tiêu hủy, giao nhận nội bộ giữa các tổ chuyên trách được theo dõi đầy đủ, kịp thời, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.
2. Thủ kho tiền tiêu hủy mở sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất các loại tiền; mở thẻ kho theo dõi từng loại tiền bảo quản trong kho.
3. Tổ trưởng Tổ 2, Tổ trưởng Tổ 3 mở sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo dõi các loại tiền (nhập, xuất, còn lại) tại từng tổ, số tiền tạm ứng; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm đếm, kết quả cắt hủy hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
4. Việc giao nhận tiền giữa các tổ chuyên trách được lập biên bản giao nhận tiền, ghi sổ theo dõi và thực hiện ký nhận đầy đủ giữa các bên có liên quan.
Tại Điều 24 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về tổng hợp và báo cáo tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, Hội đồng tiêu hủy tổng hợp số liệu về tiêu hủy tiền, kết quả tiêu hủy tiền tại mỗi cụm tiêu hủy báo cáo Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy và gửi cho Hội đồng giám sát.
2. Kết thúc năm tiêu hủy tiền, các cụm tiêu hủy tổng hợp số liệu, lập biên bản kết quả tiêu hủy hoàn toàn tại mỗi cụm, có xác nhận của Hội đồng giám sát.
Biên bản được lập thành 05 (năm) bản: 01 (một) bản gửi Vụ Tài chính – Kế toán, 02 (hai) bản gửi Cục Phát hành và Kho quỹ, 01 (một) bản gửi Hội đồng giám sát, 01 (một) bản lưu tại cụm tiêu hủy.
3. Hội đồng tiêu hủy làm báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, báo cáo tổng kết gồm các nội dung:
a) Tổ chức công tác tiêu hủy tiền;
b) Số liệu các loại tiền tiêu hủy đã tiêu hủy thực tế;
c) Tình hình chấp hành quy định tiêu hủy tiền, nội quy làm việc;
d) Kiến nghị, đề xuất.
4. Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả công tác tiêu hủy tiền gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có tính chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong trường hợp không lựa chọn được nhà thầu không?
- Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được hình thành từ các nguồn nào?
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)?
- Có bắt buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong mọi cuộc đấu thầu hay không?
- Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trong trường hợp nào?