Tổ trưởng tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ gì?
- 1. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
- 2. Nhiệm vụ của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
- 3. Quản lý kho tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
1. Tổ trưởng tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên trách của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Chấp hành sự phân công của Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy và chịu trách nhiệm trước Hội đồng tiêu hủy về nhiệm vụ được giao.
2. Trực tiếp hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn tài sản do tổ mình phụ trách theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Khi phát hiện các hành vi tham ô, lợi dụng lấy cắp tài sản, Tổ trưởng phối hợp với công chức giám sát lập biên bản báo cáo Hội đồng tiêu hủy và Hội đồng giám sát để xử lý kịp thời.
2. Nhiệm vụ của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao?
Tại Điều 12 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về nhiệm vụ của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền phải đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định pháp luật và được quản lý theo Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan.
2. Trường hợp cần thiết, Cục Phát hành và Kho quỹ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trưng tập công chức, người lao động từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tham gia công tác tiêu hủy tiền.
3. Quản lý kho tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về quản lý kho tiền tiêu hủy của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Việc quản lý kho tiền tiêu hủy và bảo quản tiền tiêu hủy thực hiện theo quy định về quản lý kho tiền và bảo quản tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Kho tiền Trung ương.
2. Thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy
a) Tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy tại mỗi cụm tiêu hủy gồm 03 (ba) thành viên: Ủy viên Hội đồng tiêu hủy, nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy và thủ kho tiền tiêu hủy.
b) Thành viên tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
c) Trách nhiệm của thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy
(i) Ủy viên Hội đồng tiêu hủy chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn tài sản và hoạt động của kho tiền tiêu hủy; có nhiệm vụ giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh ngoài cửa kho tiền; trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền tiêu hủy; trực tiếp tham gia kiểm kê và ký xác nhận trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, biên bản kiểm kê (hoặc sổ kiểm kê), thẻ kho.
(ii) Nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế toán kho tiền tiêu hủy chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền tiêu hủy; có nhiệm vụ quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh ngoài cửa kho tiền; trực tiếp mở, khóa cửa để xuất, nhập tài sản, bảo quản trong kho tiền tiêu hủy; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo khớp đúng; trực tiếp tham gia kiểm kê và ký xác nhận trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, biên bản kiểm kê (hoặc sổ kiểm kê), thẻ kho.
(iii) Thủ kho tiền tiêu hủy có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền; quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh trong cửa kho tiền; thực hiện việc xuất, nhập tiền tiêu hủy kịp thời, đầy đủ theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp; mở sổ theo dõi từng loại tiền tiêu hủy, thẻ kho và các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác; tổ chức sắp xếp, bảo quản tài sản trong kho gọn gàng, khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền.
3. Trường hợp thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy nghỉ làm việc theo chế độ, đi công tác, đi học trong thời gian ít hơn 15 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy (đối với Cụm tiêu hủy phía Bắc) và Phó Chủ tịch phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam (đối với Cụm tiêu hủy phía Nam) xem xét, quyết định cử người thay thế. Trường hợp nghỉ từ 15 ngày làm việc trở lên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Trân trọng!
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ 05/01/2025?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025?
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025?
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô?
Tiền xu hay tiền kim loại hiện nay còn được lưu hành hay không? Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh sản xuất tiền hay không?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm mới nhất 2024?
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Nguyễn Hữu Vi
Chia sẻ trên Facebook
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?