Thế nào là ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì? Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng? Kinh phí đảm bảo ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì?

1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

2. Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.

3. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng là hoạt động nhằm xử lý sự cố gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.

5. Không gian mạng là môi trường được tạo từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của các thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.

6. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

7. Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).

2. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 142/2016/NĐ-CP nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.

3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Kinh phí đảm bảo ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định kinh phí đảm bảo ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

1. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

4. Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì?

Theo Điều 6 Nghị định 142/2016/NĐ-CP trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.

Trân trọng!

Xung đột
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xung đột
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xung đột
394 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào