Phải xây phòng tối thiểu bao nhiêu mét vuông thì đủ điều kiện kinh doanh karaoke?
1. Muốn kinh doanh karaoke thì phải xây phòng tối thiểu bao nhiêu mét vuông?
Tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:
1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
Như vậy, theo quy định trên để kinh doanh karaoke thì điều kiện của phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ. Bạn sắp kinh doanh karaoke thì phải xây phòng hát từ 20 m2 trở lên mới đủ điều kiện để kinh doanh.
2. Kinh doanh karaoke xuyên đêm có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Căn cứ Khoản 5 và Khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, điểm e khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, khi bạn kinh doanh karaoke thì bạn chỉ được phép kinh doanh từ 8 giờ sáng đến 24 giờ, bạn không thể kinh doanh karaoke xuyên đêm.
Nếu bạn kinh doanh karaoke xuyên đêm bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc bạn phải nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp có được từ việc bạn kinh doanh karaoke xuyên đêm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?