Cơ quan nào sẽ quyết định giao khu vực biển cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khai thác thủy sản?
Cơ quan nào sẽ quyết định giao khu vực biển cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khai thác thủy sản?
Tại Điều 8 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; thu hồi khu vực biển, theo đó:
Thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; thu hồi khu vực biển
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, trừ các trường hợp giao khu vực biển sử dụng để nhận chìm ở biển, nuôi trồng thủy sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giao khu vực biển trong các trường hợp dưới đây trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khu vực biển liên vùng; khu vực biển có phạm vi nằm ngoài vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
c) Khu vực biển do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giao để thực hiện các dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển quyết định giao khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản nằm trong vùng biển 03 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Hạn mức giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản này không quá 01 ha.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển nào thì có thẩm quyền công nhận, gia hạn; sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, cho phép trả lại, thu hồi khu vực biển đó.
Theo đó, bạn của bạn là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì thẩm quyền quyết định giao khu vực biển thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan nào sẽ quyết định giao khu vực biển cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khai thác thủy sản? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc giao khu vực biển cho các cá nhân, tổ chức là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc giao khu vực biển, theo đó:
Nguyên tắc giao khu vực biển
1. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
2. Đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển theo phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3. Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
5. Trong một vùng biển có thể giao cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng nhưng không được mâu thuẫn với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đang được phép tiến hành.
Như vậy, cá nhân, tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển phải đảm bảo hoạt động theo các nguyên tắc:
+ Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển theo phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
+ Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. Trong một vùng biển có thể giao cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng nhưng không được mâu thuẫn với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đang được phép tiến hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?