Thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?
Quy định về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
- Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau.
- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp. Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp.
Thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ khoản 1 Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 của Luật này.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế của ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mặc dù quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có thu hồi các loại giấy chứng nhận liên quan đến doanh nghiệp, tuy nhiên không phải cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền thu hồi mà cơ sẽ do các cơ quan về doanh nghiệp ra quyết định thu hồi. Thể hiện sự liên kết chặt chẽ trong bộ máy quản lý hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?