Cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng để doanh nghiệp có thể kinh doanh vàng miếng?

Doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng là bao nhiêu? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm gì? Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho doanh nghiệp được quy định như thế nào? Chúng tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực vàng và dự tính mở doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng. Chúng tôi có nghe nói để kinh doanh vàng miếng cần có số thuế đã nộp trong hoạt động kinh doanh vàng. Vậy xin hỏi là số thuế này là bao nhiêu?

Doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Như vậy, doanh nghiệp cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế) và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định trên.

Doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này);
b) Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch);
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, hồ sơ này cân có đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản khác theo quy định trên.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Tại Điều 15 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-NHNN như sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
1a. Đối với trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ; pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
1b. Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đến cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Căn cứ các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, cung - cầu vàng trong từng thời kỳ và các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Thông tư này, Vụ Quản lý Ngoại hối trình Thống đốc xem xét, quyết định cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 13, 14 hoặc 15 Thông tư này). Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng là bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
5. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Nguyên tắc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số gửi trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin, sử dụng chữ ký số trên cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Trường hợp hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống xử lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc hoặc bản chính (tập tin định dạng PDF, TIF, JPG), trừ văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu được khai trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Các tài liệu nộp dưới hình thức hồ sơ giấy là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
b) Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
- Khi có nhu cầu thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 1b và điểm a Khoản này;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp hoặc từ chối cấp phép (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Trân trọng!

Kinh doanh vàng miếng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vàng miếng
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có được kinh doanh vàng miếng không? Doanh nghiệp chỉ được phép mua bán loại vàng miếng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo đấu thầu vàng miếng của ngân hàng nhà nước mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đấu thầu vàng miếng là gì? Thời gian bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng 2024 vào ngày nào, thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Không niêm yết công khai giá mua bán vàng miếng có thể bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cần có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng để doanh nghiệp có thể kinh doanh vàng miếng?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ bao nhiêu để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vàng miếng
Tạ Thị Thanh Thảo
866 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào