Việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nguyên tắc chung như thế nào?
- Nguyên tắc chung trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc phối hợp trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Nguyên tắc chung trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 3 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nguyên tắc chung trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Tất cả công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật Nhà nước; công trình an ninh, quốc phòng); mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết ngay từ khi mới phát sinh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và Nhân dân cùng tham gia giám sát.
3. Thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân và các thông tin có liên quan đến người cung cấp thông tin về công trình vi phạm trật tự xây dựng.
4. Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện-quận (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã-phường-thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã). Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý trật tự xây dựng tại các huyện-quận.
5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật; trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định.
Tất cả công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật Nhà nước; công trình an ninh, quốc phòng); mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết ngay từ khi mới phát sinh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Quản lý trật tự xây dựng (Hình từ Internet)
Nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Giấy phép xây dựng và các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính (Biên bản, Quyết định, Thông báo và văn bản khác) phải được niêm yết công khai tại công trình vi phạm và tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng; thời gian niêm yết đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; đồng thời, các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi/giao đến tổ chức/cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.
2. Chủ đầu tư và các cá nhân, đơn vị, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng phải bị xử phạt vi phạm hành chính và công bố công khai hành vi vi phạm trên Trang tin thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân thành phố) và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật.
3. Trường hợp xử lý công trình vi phạm theo thông tin phản ánh của các tổ chức hoặc cá nhân chuyển đến thì phải thông báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để biết và cùng tham gia giám sát.
Giấy phép xây dựng và các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính (Biên bản, Quyết định, Thông báo và văn bản khác) phải được niêm yết công khai tại công trình vi phạm và tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng; thời gian niêm yết đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; đồng thời, các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi/giao đến tổ chức/cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.
Nguyên tắc phối hợp trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 5 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nguyên tắc phối hợp trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định và nhiệm vụ được phân công tại Quy chế này. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
3. Đội Thanh tra địa bàn (Thanh tra Sở Xây dựng đóng trên địa bàn huyện-quận) chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Thanh tra Sở Xây dựng về tổ chức, nhân sự, chuyên môn và thực hiện công tác phối hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn phụ trách (khi có Quyết định thành lập thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Ủy ban nhân dân huyện-quận sẽ điều chỉnh cho phù hợp).
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc chỉ đạo, quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
5. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Đội Thanh tra địa bàn hoặc tham mưu Sở Xây dựng hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.
6. Các Sở-ban, ngành thành phố liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm tham gia phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị do pháp luật quy định và do Ủy ban nhân dân thành phố phân công.
7. Các cơ quan có thẩm quyền khi cấp giấy phép xây dựng hoặc phê duyệt dự án có trách nhiệm gửi một bản giấy phép xây dựng (không kèm bản vẽ) hoặc quyết định phê duyệt dự án đến các cơ quan, đơn vị gồm: Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công trình xây dựng để có kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát hoặc theo dõi.
Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?