Có bao nhiêu Công an bảo vệ phiên Tòa?

Một phiên Tòa phải có bao nhiêu Công an bảo vệ? Công an có thể thực hiện bắt giữ người có biểu hiện gây rối tại phiên Tòa không?  Xin chào ban biên tập, em vừa rồi có tham gia một phiên Tòa xét xử thì có thấy ở đó có khá là đông các anh Công an bảo vệ thì không biết một phiên Tòa diễn ra phải có bao nhiêu anh Công an để giữ trật tự? Xin được giải đáp.

Một phiên Tòa phải có bao nhiêu Công an bảo vệ?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa như sau:


1. Căn cứ vào đặc Điểm, tính chất vụ án, nơi xét xử, số lượng bị cáo, người làm chứng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa để bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa cho phù hợp. Mỗi phiên tòa phải cử ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ trở lên thực hiện bảo vệ phiên tòa.
2. Những phiên tòa xét xử vụ án phức tạp gây dư luận bức xúc trong xã hội, phạm tội có tổ chức, phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các phiên tòa xét xử lưu động thì có thể tăng cường lực lượng, trang bị thêm phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo từng khu vực, phối hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức phiên tòa, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn để bảo vệ phiên tòa.
3. Căn cứ kế hoạch, phương án chung đã được phê duyệt, các đơn vị được phân công tham gia phối hợp bảo vệ phiên tòa có kế hoạch và phương án cụ thể của đơn vị mình để thực hiện, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Theo đó, mỗi phiên Tòa phải có ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ trở lên thực hiện bảo vệ phiên tòa. Số lượng cán bộ, chiến sĩ bảo vệ phiên Tòa nhiều hay ít sẽ căn cứ đặc điểm, tính chất vụ án, nơi xét xử, số lượng bị cáo, người làm chứng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa để bố trí phù hợp.

Có bao nhiêu Công an bảo vệ phiên Tòa

Có bao nhiêu Công an bảo vệ phiên Tòa? (Hình từ Internet)

Công an có thể thực hiện bắt giữ người có biểu hiện gây rối tại phiên Tòa không?

Theo Điều 12 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định xử lý tình huống vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa như sau:

Xử lý tình huống vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của Chủ tọa phiên tòa.
2. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án, các giấy tờ khác có liên quan. Không cho người tham gia phiên tòa mang đồ vật cấm vào phòng xử án, nếu phát hiện vật cấm phải thu giữ ngay và báo cáo Chủ tọa phiên tòa.
3. Trong phòng xử án, nếu xảy ra người có hành vi vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa mà Chủ tọa phiên tòa chưa phát hiện thì cán bộ, chiến sĩ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm ngăn chặn, trường hợp nghiêm trọng phải kịp thời báo cáo Chủ tọa phiên tòa.
4. Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp, gây mất trật tự đến phiên tòa thì chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải xử lý tình huống theo phương án đã được phê duyệt, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.

Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định xử lý tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự khu vực xử án như sau:

Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự tại khu vực xét xử thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt việc gây rối trật tự.
Trường hợp sau khi tuyên truyền, yêu cầu những người tụ tập gây rối trật tự không chấp hành thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải triển khai ngay phương án bảo vệ phiên tòa đã được phê duyệt, tập trung lực lượng ngăn chặn hành vi gây rối, cô lập, bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu gây rối trật tự khi cần thiết.
Trường hợp vụ việc diễn biến phức tạp thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải báo cáo và kiến nghị, đề xuất ngay Chủ tọa phiên tòa dừng xét xử và bảo vệ an toàn Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, hồ sơ, tài liệu, vật chứng vụ án; phối hợp với cán bộ, chiến sĩ áp giải để đưa bị cáo về khu vực cách ly.

Theo đó, Công an có thể bắt giữ người có biểu hiện gây rối tại phiên Tòa theo yêu cầu của Thẩm phán; hoặc trong trường hợp tụ tập đông người gây rối trật tự tại khu vực xét xử nhưng không chấp hành yêu cầu của Công an hoặc Thẩm phán.

Trân trọng!

Bảo vệ phiên tòa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ phiên tòa
Hỏi đáp pháp luật
Có bao nhiêu Công an bảo vệ phiên Tòa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ phiên tòa
Phan Hồng Công Minh
446 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ phiên tòa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào