Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền?
Vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền được quy định thế nào?
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền quy định tại Điều 46 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền
1. Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phải được điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.
Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phải được điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.
Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền? (Hình từ Internet)
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định thế nào?
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định tại Điều 48 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo;
b) Đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
c) Xác định, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hướng dẫn, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm các hoạt động sau: Quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo; Đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Xác định, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới được quy định thế nào?
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới được quy định tại Điều 47 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan xác định nguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý, khắc phục.
3. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các nước và các tổ chức có liên quan trong việc xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan xác định nguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý, khắc phục.
Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các nước và các tổ chức có liên quan trong việc xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trong cơ quan của Đảng là bao lâu?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?