Trang phục của ngành Thuế được quản lý như thế nào?
Quản lý trang phục của ngành Thuế được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định quản lý, sử dụng trang phục và thẻ ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 quy định về quản lý trang phục của ngành Thuế như sau:
1. Công chức, người lao động hợp đồng khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm chuyển trang phục được cấp dưới mọi hình thức (cho, tặng, mượn, đổi, bán, ...) cho tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài ngành Thuế.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức, người lao động khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) đã cấp.
3. Công chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.
Công chức, người lao động hợp đồng khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm chuyển trang phục được cấp dưới mọi hình thức (cho, tặng, mượn, đổi, bán, ...) cho tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài ngành Thuế. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức, người lao động khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) đã cấp.
Trang phục của ngành Thuế (Hình từ Internet)
Khen thưởng và xử lý vi phạm của ngành thuế được thực hiện ra sao?
Tại Điều 16 Quy định quản lý, sử dụng trang phục và thẻ ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 quy định về Khen thưởng và xử lý vi phạm của ngành thuế như sau:
1. Việc chấp hành tốt quy định mang, mặc Trang phục và thẻ của ngành Thuế sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xếp loại hàng tháng và bình xét, đánh giá thi đua, phân loại hàng quý, cuối năm đối với tập thể và cá nhân trong ngành Thuế.
2. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm Quy định mang, mặc Trang phục và thẻ của ngành Thuế chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi đánh giá phân loại hàng tháng, thực hiện như sau:
Trong tháng không mang, mặc Trang phục, thẻ của ngành thuế theo quy định không quá 02 lần thì nhắc nhở, phê bình; lần thứ ba: xếp loại B; lần thứ tư: xếp loại C; lần thứ năm: xếp loại D.
3. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm Quy định mang, mặc Trang phục, thẻ của ngành thuế trên 05 lần trong tháng sẽ bị xem xét hạ mức đánh giá phân loại cuối năm và không đề nghị khen thưởng cuối năm.
4. Công chức, lao động hợp đồng vi phạm Quy định mang, mặc Trang phục, thẻ của ngành thuế nhiều lần (trên số lần vi phạm nêu trên) sẽ bị phê bình, nhắc nhở trước toàn đơn vị. Cá nhân vi phạm nhiều lần, tùy theo nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp bán, cầm cố, tặng, cho mượn trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ công chức dẫn đến người khác sử dụng vào việc trái pháp luật; mang, mặc trang phục thuế khi ăn, uống ở hàng quán; viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.
Khen thưởng và xử lý vi phạm của ngành thuế được thực hiện theo các quy định và tiêu chí nêu trên.
Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong ngành thuế quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Quy định quản lý, sử dụng trang phục và thẻ ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 quy định về trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong ngành thuế như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến công chức, người lao động hợp đồng trong đơn vị mình và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị, trên cơ sở tiêu chuẩn Trang phục thuế, trang phục lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, chịu trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt và tổ chức mua sắm, cấp phát trang phục cho toàn ngành Thuế đảm bảo quy định.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng chủ trì, cùng các đơn vị chức năng giúp lãnh đạo Tổng cục kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện Quy định này; kịp thời phát hiện và đề xuất lãnh đạo Tổng cục xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng quy định và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân chấp hành tốt hoặc không đúng Quy định này.
4. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn mặc thường phục dân sự phù hợp với từng địa phương, dân tộc, vùng miền đáp ứng yêu cầu văn minh văn hóa công sở ngành thuế.
5. Mọi công chức, người lao động phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này.
6. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị báo cáo về Tổng cục Thuế (qua Vụ tổ chức cán bộ) để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
Đơn vị, cá nhân trong ngành thuế có nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tin mới nhất về tăng lương hưu 2025?
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024)?
- Từ ngày 01/07/2025, việc tăng lương hưu phải thỏa đáng đối với đối tượng nào?
- Tải Nghị định 130 về kê khai tài sản pdf cập nhật đầy đủ?