Trường hợp trước đó bị xử phạt hành chính 02 lần có được thành lập hộ kinh doanh hay không?
Trước đó bị xử phạt hành chính 02 lần có được thành lập hộ kinh doanh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Như vậy, theo quy định trên thì việc xử phạt hành chính về giao thông không ảnh hưởng hay hạn chế về quyền được thành lập hộ kinh doanh. Do đó, bạn có thể làm thủ tục bình thường để mở hộ kinh doanh của mình.
Hộ kinh doanh (Hình từ Internet)
Chủ hộ kinh doanh có buộc phải trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh?
Căn cứ khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/ND-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy bạn hoàn toàn có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trường hợp này bạn vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh do người khác quản lý, điều hành.
Thay đổi địa điểm hộ kinh doanh có cần phải thông báo về việc thay đổi không?
Căn cứ khoản 4 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở mới. Hồ sơ phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì với việc hộ kinh doanh của bạn chuyển ra khỏi tỉnh thì bạn phải gửi hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở mới. Bạn căn cứ hồ sơ trên để thực hiện đúng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?