Trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bao gồm?
Trường hợp nào sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ?
Cho tôi hỏi: Ngoài trường hợp trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục, thì còn có các trường hợp nào khác mà trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, cụ thể là các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bao gồm? (Hình từ Internet)
Quy định về thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ?
Xin chào, tôi là Nguyễn Nhân, cho tôi hỏi: Trong trường hợp trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có hành vi vi phạm đến mức phải đình chỉ hoạt động giáo dục, thì thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, cụ thể là các trường hợp sau đây:
- Khi phát hiện trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về hành vi vi phạm;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết;
- Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
+ Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản kiểm tra.
- Trình tự cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bao gồm?
Theo như tôi biết thì trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sẽ bị giải thể theo êu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Vậy cho tôi hỏi, ngoài trường hợp trên thì trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có bị giải thể trong các trường hợp nào khác hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sẽ bị giải thể theo êu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Cũng theo quy định tại Điều này thì ngoài trường hợp trên thì trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?