Có tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã cho người cao tuổi không?
Người cao tuổi có được tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú như sau:
1. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú
Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã) có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, được ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ:
- Chi mua tài liệu, sách, báo liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi tổ chức các buổi tuyên truyền tại trạm y tế xã, tổ chức tuyên truyền lưu động đến các thôn, bản đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo:
+ Bồi dưỡng báo cáo viên: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
+ Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo cho người tham dự. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
+ Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài và các khoản chi cần thiết khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh, phù hợp với dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
+ Truyền thông trên phương tiện truyền thanh của xã: 80.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 100.000 đồng/tin, bài từ 600 từ trở lên. Bồi dưỡng phát thanh viên 25.000 đồng/lần phát trực tiếp;
+ Chi công tác phí cho cán bộ trạm y tế xã đi tuyên truyền lưu động: thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
b) Chi lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi
Chi văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, quản lý hồ sơ sức khoẻ người cao tuổi. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Chi tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi
- Trạm y tế xã lập kế hoạch, phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi tại địa phương theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kinh phí thực hiện các đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi do ngân sách địa phương đảm bảo trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho người cao tuổi theo phân cấp về chuyên môn y tế và phân cấp ngân sách của địa phương;
- Căn cứ vào hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ định kỳ của Bộ Y tế, mức thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của địa phương và quy mô đợt kiểm tra sức khoẻ; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi lập danh sách người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ lập dự toán trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện;
d) Trạm y tế xã cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng và có trách nhiệm:
- Hỗ trợ chi phí đi lại từ trạm y tế xã đến nơi ở của người cao tuổi (đi và về) cho cán bộ y tế xã đến khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ngoài tiền công tác phí theo quy định hiện hành). Mức hỗ trợ tối đa 5.000 đồng/km đối với vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tối đa 3.000 đồng/km đối với các vùng còn lại;
- Hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn. Mức hỗ trợ tối đa bằng mức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã;
đ) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho cán bộ y tế và người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã. Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện vận tải hành khách công cộng hoặc giá thuê thực tế phương tiện vận chuyển (trường hợp không có phương tiện vận tải hành khách công cộng). Trường hợp gia đình người cao tuổi tự túc phương tiện vận chuyển, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm vận chuyển.
Như vậy, bà của anh/chị là người già cao tuổi sẽ được Trạm y tế xã thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Trạm y tế xã lên kế hoạch, phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi tại địa phương theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Do đó, bà của anh/chị sẽ được trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhưng địa điểm tổ chức khám sẽ tùy thuộc vào các điều kiện khác được quy định.
Có tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã cho người cao tuổi không? (Hình từ Internet)
Người cao tuổi thọ 90 tuổi được tặng những quà gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định như sau:
2. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
a) Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
- Người cao tuổi thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 700.000 đồng tiền mặt;
- Người cao tuổi thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt;
Mức chi nêu trên là mức tối thiểu. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định mức chi cao hơn mức quy định tại Thông tư này; đồng thời xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức quà tặng người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Nguồn kinh phí
Kinh phí chúc thọ và tặng quà người cao tuổi thọ 100 tuổi và 90 tuổi bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực của Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh). Kinh phí tặng quà người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tặng quà cho người cao tuổi theo phân cấp của địa phương;
c) Nội dung và mức chi tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Hội Người cao tuổi tại địa phương và gia đình của người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hoá, phong tục, tập quán của địa phương; bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:
- Chi in ấn hoặc mua “Giấy mừng thọ”, “Thiếp chúc thọ”, làm khung “Giấy mừng thọ”, “Thiếp chúc thọ”;
- Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Mức chi 20.000 đồng/người tham dự;
- Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài và các khoản chi cần thiết khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh, phù hợp với dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, người cao tuổi thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 150.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?