Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
Phải ký quỹ bao nhiêu để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Như vậy, theo quy định như trên, để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm doanh nghiệp của bạn phải thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần phải ký quỹ bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
e) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
g) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
h) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.
2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này, gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp giấy phép bị mất;
c) Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều này như sau:
a) Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này.
Theo đó, giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi trong những trường hợp theo quy định như trên.
Trân trọng!
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan nào cấp?
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Mạc Duy Văn
Chia sẻ trên Facebook
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?