Đối tượng cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Trường hợp cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Tôi có người bạn nước ngoài. Khi biết tôi có ý định muốn thành lập trường học thì người bạn này có ý định đầu tư vào. Theo dự định thì trường sẽ được thành lập vào cuối năm 2022. Vậy, ban biên tập có thể căn cứ vào quy định mới của Luật Giáo dục để cho tôi biết, cá nhân nước ngoài có được đầu tư vào lĩnh vực giáo dục hay không?
Trả lời: Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục 2019 về nhà đầu tư, có nội dung cụ thể như sau:
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Như vậy, bạn của bạn có thể đầu tư thành lập trường học của bạn.
Đối tượng cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục? (Hình từ Internet)
Quyền và trách nhiệm Nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục?
Ban biên tập có thể căn cứ theo quy định mới này cho tôi biết nhà đầu tư có quyền và trách nhiệm gì trong lĩnh vực giáo dục? Chân thành cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục như sau:
a) Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
g) Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
h) Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
i) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
k) Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trách nhiệm của Nhà nước và cơ sở giáo dục trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
Ban biên tập cho tôi biết pháp luật quy định mới như thế nào đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo nhé! Cảm ơn nhiều!
Trả lời: Căn cứ Điều 73 Luật Giáo dục 2019 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?