Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào?

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến chính sách trong công tác dân tộc, trong quá trình nghiên cứu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hải Đăng (dang***@gmail.com)

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:

1. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

5. Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

7. Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

8. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP.

Trân trọng!

Phát triển giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng cá nhân nào có thể thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc thành lập và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Hỏi đáp pháp luật
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển giáo dục
301 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát triển giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào