Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 106/2021/NĐ-CP trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:
1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng trong hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ tiền lương đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, biệt phái làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước theo yêu cầu nhiệm vụ biên phòng.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước, Chính phủ về thi đua khen thưởng; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể, cá nhân tham gia thực thi nhiệm vụ biên phòng.
4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính rà soát, quy định, hướng dẫn đảm bảo chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng trong hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ tiền lương đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, biệt phái làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước theo yêu cầu nhiệm vụ biên phòng.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước, Chính phủ về thi đua khen thưởng; danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể, cá nhân tham gia thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 106/2021/NĐ-CP trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:
1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia trong thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 05 năm và hằng năm, thúc đẩy việc phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trọng điểm trên cơ sở ứng dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao.
2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực biên giới, cửa khẩu và chức năng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Như vậy, trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng là:
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia trong thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 05 năm và hằng năm, thúc đẩy việc phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trọng điểm trên cơ sở ứng dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực biên giới, cửa khẩu và chức năng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Trách nhiệm của cơ quan ngang bộ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 106/2021/NĐ-CP trách nhiệm của cơ quan ngang bộ trong thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:
1. Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc
a) Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới;
b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số vận động quần chúng bảo vệ an ninh biên giới, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu;
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng củng cố, tăng cường tình hữu nghị của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên tuyến biên giới; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu các dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới góp phần tăng cường đối ngoại nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân.
2. Cơ quan ngang bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước do cơ quan mình phụ trách phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định tại Điều 10 và Điều 32 Luật Biên phòng Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?