Thuyết tam quyền phân lập là gì?
Thuyết tam quyền phân lập là gì?
Hiện nay, Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định cụ thể thế nào là Thuyết tam quyền phân lập, tuy nhiên về cơ bản có thể hiểu:
Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.
Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực. Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ không chấp nhận việc một cơ quan nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền.
Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.
Thuyết tam quyền phân lập là gì? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?