Quy định về đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua trong ngành Ngân hàng?
Đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua trong ngành Ngân hàng quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua như sau:
1. Hằng năm, các tập thể lớn quy định tại Điều 3 Thông tư này (sau đây gọi là các đơn vị) có trách nhiệm tổ chức cho từng tập thể, cá nhân thuộc đơn vị đăng ký thi đua và tổng hợp đăng ký thi đua theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này gửi về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất ngày 28 tháng 02. Các tổ chức tài chính vi mô gửi bản đăng ký danh hiệu thi đua về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.
2. Hằng năm, Trưởng các Khối, Cụm thi đua tổ chức ký giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc Khối, Cụm thi đua và gửi bản ký giao ước thi đua về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất ngày 28 tháng 02. Các chỉ tiêu, nội dung và biện pháp tổ chức thi đua phải thông qua Khối, Cụm thi đua để thống nhất thực hiện. Khối, Cụm thi đua do cấp có thẩm quyền quy định.
Theo đó, việc đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua trong ngành Ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên
Quy định về đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua trong ngành Ngân hàng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua như sau:
1. Thống đốc phát động, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc trong việc phát động, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các phong trào thi đua do Thống đốc phát động.
2. Thủ trưởng các đơn vị (Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Tổng thư ký các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý) có trách nhiệm phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thuộc đơn vị.
3. Trưởng Khối, Cụm thi đua có trách nhiệm tổ chức phát động thi đua, giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua giữa các đơn vị thuộc Khối, Cụm thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.
4. Cấp ủy Đảng và đoàn thể các cấp trong ngành Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo tổ chức, triển khai các phong trào thi đua.
5. Các cơ quan thông tin, báo chí trong ngành Ngân hàng tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để nêu gương hoặc giới thiệu với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp xem xét khen thưởng; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng.
Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trong ngành Ngân hàng?
Tại Điều 12 Thông tư 17/2019/TT-NHNN quy định danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” như sau:
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được đơn vị công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
2. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?