Kỹ thuật giết mổ động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh được hướng dẫn như thế nào?
Hướng dẫn kỹ thuật giết mổ động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh như thế nào?
Căn cứ mục 2 Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định:
2. Giết mổ bắt buộc
Việc giết mổ bắt buộc động vật theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật thú y được thực hiện như sau:
2.1. Đối với phương tiện vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ
a) Phương tiện phải có sàn kín hoặc phải có lót sàn bằng vật liệu chống thấm bảo đảm không làm thoát lọt chất thải trong quá trình vận chuyển; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi vận chuyển động vật ra khỏi khu vực có dịch bệnh và sau khi cho động vật xuống cơ sở giết mổ;
b) Chất thải, chất độn phải được thu gom để đốt hoặc xử lý bằng hóa chất khử trùng trước khi chôn; lót sàn, vật dụng cố định, chứa đựng động vật nếu không đốt hoặc chôn thì phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2.2. Đối với cơ sở giết mổ động vật
a) Cơ sở giết mổ phải bảo đảm không còn động vật lưu giữ chờ giết mổ;
b) Phải giết mổ toàn bộ số động vật được đưa đến để giết mổ bắt buộc và theo nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì giết mổ trước, sau đó đến động vật có dấu hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
c) Sau khi hoàn tất việc giết mổ động vật, xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật, cơ sở giết mổ phải thực hiện thu gom toàn bộ chất thải để tiêu hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; nước thải trong quá trình giết mổ phải được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử trùng; dụng cụ giết mổ, chứa đựng sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
2.3. Đối với thân thịt của động vật phải được xử lý nhiệt bằng cách làm giò chả hoặc luộc chín hoặc áp dụng các biện pháp khác bảo đảm không còn khả năng lây lan dịch bệnh.
2.4. Đối với phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật phải được thu gom, phun hóa chất khử trùng trước khi cho vào bao kín hoặc dụng cụ chứa đựng, phun hóa chất khử trùng trước khi đưa đến địa điểm tiêu hủy.
Phương tiện vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy.
Việc giết mổ bắt buộc động vật đối với phương tiện vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ:
+ Phương tiện phải có sàn kín hoặc phải có lót sàn bằng vật liệu chống thấm bảo đảm không làm thoát lọt chất thải trong quá trình vận chuyển; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi vận chuyển động vật ra khỏi khu vực có dịch bệnh và sau khi cho động vật xuống cơ sở giết mổ;
+ Chất thải, chất độn phải được thu gom để đốt hoặc xử lý bằng hóa chất khử trùng trước khi chôn; lót sàn, vật dụng cố định, chứa đựng động vật nếu không đốt hoặc chôn thì phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Đối với cơ sở giết mổ động vật: Cơ sở giết mổ phải bảo đảm không còn động vật lưu giữ chờ giết mổ; Phải giết mổ toàn bộ số động vật được đưa đến để giết mổ bắt buộc và theo nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì giết mổ trước, sau đó đến động vật có dấu hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
+ Sau khi hoàn tất việc giết mổ động vật, xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật, cơ sở giết mổ phải thực hiện thu gom toàn bộ chất thải để tiêu hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; nước thải trong quá trình giết mổ phải được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử trùng; dụng cụ giết mổ, chứa đựng sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Kỹ thuật giết mổ động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin và giám sát bệnh định kỳ như thế nào?
Theo phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT quy định:
1. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi
1.1. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo loài động vật nuôi như sau:
a) Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục.
b) Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;
c) Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;
d) Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;
đ) Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;
e) Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.
1.2. Căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ sung bệnh động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin theo quy định tại mục 1.1 của Phụ lục này cho phù hợp.
2. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp giám sát định kỳ
2.1. Các bệnh truyền lây giữa động vật và người phải giám sát định kỳ đối với động vật nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa:
a) Các bệnh ở trâu bò: Sảy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn;
b) Các bệnh ở lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (típ 2);
c) Các bệnh ở dê: Xoắn khuẩn;
d) Các bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh cho người).
2.2. Căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ sung bệnh động vật phải giám sát định kỳ theo quy định tại mục 2.1 của Phụ lục này cho phù hợp.
3. Mẫu giấy chứng nhận tiêm phòng
TÊN CƠ QUAN THÚ Y CẤP TỈNH TÊN CƠ QUAN THÚ Y CẤP HUYỆN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊM PHÒNG
Bệnh …………………………….
Chứng nhận động vật nuôi của: .......................(1)……………………………………….
Địa chỉ: ………………….. thôn/ ấp/ bản: ……………. xã/ phường/ thị trấn: …………………….
Loài động vật nuôi: …………………….(2)…………………………………………
Đã được phòng bệnh bằng vắc-xin: ……………(3)………………………………
Ngày phòng bệnh bằng vắc-xin: ………………………(4)…………………………………..
Số lượng động vật đã được phòng bệnh bằng vắc-xin: ………………………….con
Đặc điểm nhận dạng động vật/ đàn động vật: ……………………(5)……………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận tiêm phòng này có hiệu lực đến ngày: ……………………..(6)……………………
NGƯỜI TIÊM PHÒNG (ký tên và ghi rõ họ tên) | CƠ QUAN THÚ Y CẤP HUYỆN (ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
_______________
(1): Ghi rõ tên chủ hộ gia đình hoặc tên của chủ trại/ tên trang trại chăn nuôi.
(2): Ghi rõ loài, giống động vật nuôi (trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo, gà, vịt, ngan,...)
(3): Ghi rõ tên vắc-xin, số lô, ngày vắc-xin hết hạn.
(4) và (6): Ghi rõ ngày, tháng, năm
(5): Ghi tên vật nuôi/ số thẻ tai (nếu có), trọng lượng, màu lông, tuổi, tính biệt, mục đích nuôi (làm giống, lấy sữa, giết thịt,...) hoặc đặc điểm nhận diện khác.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi
Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục; Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn; Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán; Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn; Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt; Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp giám sát định kỳ: Các bệnh ở trâu bò: Sảy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn; Các bệnh ở lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (típ 2); Các bệnh ở dê: Xoắn khuẩn; Các bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh cho người).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?