Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng như thế nào?
Xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 16 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro, theo đó:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b Khoản này.
3. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
4. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d Khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy chứng tử hoặc xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương cấp xã về việc khách hàng đã chết trong trường hợp không có Giấy chứng tử, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro như sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó; Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro.
Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạt thế nào khi vi phạm quy định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo đó:
Vi phạm quy định về phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng không đúng quy định của pháp luật;
b) Trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp việc trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật là hậu quả của hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không đúng quy định của pháp luật;
d) Không có biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro hạch toán nội bảng theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, theo đó:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Theo đó, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng không đúng theo quy định của pháp thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như trên. Với tổ chức thì mức phạt tiền từ 300.000.000 đến 400.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?