Công ty niêm yết kiểm toán nội bộ có được thuê tổ chức bên ngoài không?

Công ty niêm yết có thể thuê tổ chức bên ngoài để kiểm toán nội bộ không? Người làm công tác kiểm toán nội bộ doanh nghiệp cần đạt tiêu chuẩn gì? Ai có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ trong công ty niêm yết? Xin chào ban biên tập, công ty tôi gần đây mới đăng ký và niêm yết trên sàn chứng khoán, bây giờ tới thời gian kiểm toán nội bộ công ty thì chúng tôi có thể thuê tổ chức kiểm toán bên ngoài để thực hiện được không? Xin được giải đáp.

Công ty niêm yết có thể thuê tổ chức bên ngoài để kiểm toán nội bộ không?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp như sau:

Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp
1. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
a) Công ty niêm yết;
b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. Các doanh nghiệp không quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
3. Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy, công ty anh/chị là công ty niêm yết có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.

Công ty niêm yết kiểm toán nội bộ có được thuê tổ chức bên ngoài không?

Công ty niêm yết kiểm toán nội bộ có được thuê tổ chức bên ngoài không? (Hình từ Internet)

Người làm công tác kiểm toán nội bộ doanh nghiệp cần đạt tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:

Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải có:

- Bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Ai có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ trong công ty niêm yết?

Theo Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:

Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Như vậy, hội đồng quản trị công ty niêm yết có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ.

Trân trọng!

Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025 sàn HOSE?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán Tết Âm lịch 2025 sàn HNX?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục, hồ sơ kê khai nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ số PAR INDEX là chỉ số gì? Theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán nào thì được phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng mở tài khoản chứng khoán cần có những nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bị đình chỉ giao dịch khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng khoán
Phan Hồng Công Minh
2,100 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào