Cần có những biện pháp nào để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn?

Để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn cần có những biện pháp nào? Yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung như thế nào? Điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch là gì? 

Để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn cần có những biện pháp nào?

Tại Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn, như sau:

Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn
1. Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn bao gồm:
a) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phòng bệnh bắt buộc cho động vật bằng vắc-xin được thực hiện đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại mục 1 của Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật trên địa bàn và hướng dẫn phòng bệnh bằng vắc-xin đối với từng bệnh tại các Phụ lục 09, 10, 12, 13, 15, 16, 21 và 22 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh động vật cụ thể quy định tại mục 1.1 của Phụ lục 07 cho phù hợp với điều kiện của địa phương và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng theo mẫu quy định tại mục 3 của Phụ lục 07.
2. Các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người theo quy định tại mục 2 của Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ bệnh động vật quy định tại mục 2.1 của Phụ lục 07 và Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này, việc giám sát định kỳ được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát bệnh định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa do địa phương quản lý;
b) Cục Thú y tổ chức giám sát bệnh định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa có vốn đầu tư nước ngoài hoặc do Trung ương quản lý.

Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn bao gồm: Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ; Phòng bệnh bắt buộc cho động vật bằng vắc-xin được thực hiện đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật trên địa bàn và hướng dẫn phòng bệnh bằng vắc-xin đối với từng bệnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh động vật cho phù hợp với điều kiện của địa phương và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng.

Cần có những biện pháp nào để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn?

Cần có những biện pháp nào để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn? (Hình từ Internet)

Yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, như sau:

Yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung
1. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật để phòng bệnh cho động vật.
2. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính đối với bệnh quy định tại mục 1 Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này thì không phải thực hiện phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh đó.

Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải tuân thủ yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật để phòng bệnh cho động vật. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính đối với bệnh ở trâu bò, lợn, dê, cừu, gà, chim cút, vịt, ngan, chó, mèo thì không phải thực hiện phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh đó.

Điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch là gì?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch, như sau:

Điều kiện động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch
1. Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi đã tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, nếu có nhu cầu vận chuyển động vật mẫn cảm với bệnh được công bố dịch và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính đối với mầm bệnh của bệnh được công bố dịch;
b) Được vận chuyển bằng phương tiện đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 100: 2012/BNNPTNT: Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;
c) Phương tiện vận chuyển động vật, chứa đựng sản phẩm động vật phải được niêm phong, kẹp chì theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lấy mẫu, xét nghiệm; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển đối với động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch.
3. Việc kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật quy định tại Điều này phải bảo đảm về hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính đối với mầm bệnh của bệnh được công bố dịch; Được vận chuyển bằng phương tiện đáp ứng yêu cầu; Phương tiện vận chuyển động vật, chứa đựng sản phẩm động vật phải được niêm phong, kẹp chì theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

Trân trọng!

Động vật trên cạn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Động vật trên cạn
Hỏi đáp pháp luật
Cần có những biện pháp nào để phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Động vật trên cạn
Nguyễn Minh Tài
2,355 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Động vật trên cạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật trên cạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào