Người lao động sẽ được tham gia ý kiến về những nội dung nào?
Người lao động sẽ được tham gia ý kiến về những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
- Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
Người lao động sẽ được tham gia ý kiến về xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể; Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định.
Người lao động sẽ được tham gia ý kiến về những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Người lao động được quyết định những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động được quyết định những nội dung sau tại nơi làm việc:
- Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
- Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
- Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Người lao động được giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định; Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; Tham gia hoặc không tham gia đình công; Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể; Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Hội nghị người lao động được quy định thế nào?
Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hội nghị người lao động như sau:
Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?