Để bẫy, bắt động vật có thể sử dụng điện hay không?
Có thể sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hay không?
Tại Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, cụ thể như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Theo Điều 59 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, như sau:
Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
5. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.
Theo đó, bạn có ý định mắc điện xung quanh ruộng nhà mình để diệt chuột, là hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, hành vi này của bạn bị pháp luật nghiêm cấm.
Để bẫy, bắt động vật có thể sử dụng điện hay không? (Hình từ Internet)
Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bời khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về an toàn điện như sau:
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;
d) Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện;
đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;
e) Không ban hành đầy đủ quy trình, nội quy về an toàn điện theo quy định;
g) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác gây tai nạn hoặc sự cố;
h) Sử dụng hoặc thuê người chưa được đào tạo chuyên môn về điện hoặc chưa được huấn luyện về an toàn điện, chưa được cấp thẻ an toàn điện, thẻ kiểm định viên để làm những công việc quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện;
i) Cho đường dây dẫn điện đi qua khu vực dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người hoặc mang tải vượt quá tiêu chuẩn định mức theo quy định;
k) Không có các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về an toàn điện;
l) Không có quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
m) Không lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định;
n) Không thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương theo quy định.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; điểm a, điểm c và điểm d khoản 4; các điểm a, b, c, d và đ khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a và điểm c khoản 7 Điều này.
Như vậy, khi cá nhân bạn dùng bẫy điện để bắt động vật thì bạn có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đến 70.000.000 đồng và còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?