Những trường hợp nào thì Tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt?

Trong trường hợp nào thì Tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt? Quy định về các loại cổ phần, cổ đông của tổ chức tín dụng? 05 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?

Trong trường hợp nào thì Tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt?

Tại khoản 27 Điều 1 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định:

1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
- Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi:

- Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục; Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Những trường hợp nào thì Tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt?

Những trường hợp nào thì Tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt? (Hình từ Internet)

Các loại cổ phần, cổ đông của tổ chức tín dụng

Theo Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 12 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì các loại cổ phần, cổ đông của tổ chức tín dụng được quy định cụ thể như sau:

Các loại cổ phần, cổ đông
1. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Tổ chức tín dụng có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng và chỉ được trả khi tổ chức tín dụng có lãi. Trường hợp tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ hoặc có lãi nhưng không đủ để chia cổ tức cố định thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý, người điều hành khác của tổ chức tín dụng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do tổ chức tín dụng đó phát hành. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
4. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này.

Tổ chức tín dụng có cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

05 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Pháp luật hiện hành của nước ta quy định: Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

(Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.)

Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 có quy định về các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
- Phương án phục hồi;
- Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
- Phương án giải thể;
- Phương án chuyển giao bắt buộc;
- Phương án phá sản.
Trong đó:
+ Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
+ Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
+ Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nên làm gì khi thay đổi địa giới hành chính từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 6 bước xác nhận OTP/VNeID sau khi gửi Tờ khai TK01 ĐK HĐĐT cho chủ doanh nghiệp/HKD như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh theo Thông tư 68/2025/TT-BTC là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo Thông tư 68 2025 TT BTC có dạng ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo thay đổi địa điểm làm việc của doanh nghiệp sau sáp nhập tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Bổ sung Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp vào Luật Doanh nghiệp từ 01/7/2025 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên doanh là gì? Các hình thức doanh nghiệp liên doanh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy báo nợ dành cho doanh nghiệp mới nhất năm 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

830 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN

XEM NHIỀU NHẤT
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn làm passport online nhanh nhất năm 2025? Mức thu phí đối với cá nhân đăng ký làm passport online là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của Bộ luật Hình sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết mẫu đơn đăng ký biến động đất đai mẫu số 18?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành bán dẫn là gì? Công nghệ bán dẫn học ngành gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới nhất về miễn sinh hoạt đảng năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là GPA? Cách quy đổi điểm GPA từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 cho sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đăng ký nguyện vọng đại học 2025 đơn giản, chuẩn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế chi tiết, chính xác nhất 2025?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào