Quy định về mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại như thế nào?
1. Mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 80/2020/NĐ-CP mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại quy định như sau:
1. Tài khoản vốn đối ứng:
a) Tài khoản vốn đối ứng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủ dự án mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đối với nguồn vốn đối ứng của dự án;
b) Tài khoản vốn đối ứng ngoài ngân sách nhà nước: Chủ dự án mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.
2. Tài khoản vốn viện trợ: Chủ dự án mở tài khoản tiếp nhận vốn viện trợ tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.
a) Trình tự, thủ tục mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và việc quản lý, sử dụng tài khoản thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Kho bạc Nhà nước tổ chức việc kiểm soát, thanh toán cho dự án từ nguồn vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
c) Trình tự, thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 80/2020/NĐ-CP lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc quyết định đầu tư chương trình, dự án, chủ dự án lập kế hoạch thu chi vốn viện trợ 03 năm và dự toán thu chi vốn viện trợ hăng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan gửi cơ quan chủ quản tổng hợp.
2. Việc lập dự toán thu chi vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước hằng năm được chi tiết theo từng nhà tài trợ, theo từng chương trình, dự án hoặc phi dự án.
3. Lập, tổng hợp, trình, phê duyệt, giao và điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn viện trợ:
a) Đối với vốn viện trợ sử dụng cho chi đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Đối với vốn viện trợ sử dụng cho chi thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Trên cơ sở hạn mức vốn hàng năm được cơ quan thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản phân bổ chi tiết cho từng chương trình, dự án, phi dự án và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án phân bổ chi tiết.
5. Cơ quan chủ quản chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện dự toán và báo cáo việc thực hiện kế hoạch thu chi vốn viện trợ theo quy định hiện hành.
3. Nội dung quản lý nhà nước về viện trợ quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 80/2020/NĐ-CP nội dung quản lý nhà nước về viện trợ quy định như sau:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ theo luật pháp Việt Nam.
2.Cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Giám sát, đánh giá tình hình, kết quả quản lý, sử dụng viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng viện trợ.
5. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và Bên cung cấp viện trợ có thành tích trong hoạt động cung cấp, quản lý và sử dụng khoản viện trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?