Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê xác định thế nào?
Xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê như thế nào?
Xin chào anh/chị, tôi là Trần Văn Khải, hiện tại đang sống và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Xin cho tôi hỏi, trong trường hợp bên cho thuê và bên thue hàng hóa có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định như thế nào?
Trả lời:
Pháp luật hiện nay quy định cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. Trong hoạt động cho thuê hàng hóa thì việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê là vô cùng quan trọng.
Theo đó, Về cơ bản thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê do bên thuê và bên cho thuê tự thỏa thuận với nhau.
Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bên thuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê được xác định theo quy định tại Điều 274 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
- Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
+ Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
- Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;
- Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 275 Luật Thương mại 2005 thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê khi nào?
Xin cho tôi hỏi một vấn đề pháp luật như sau: Bên thuê hàng hóa được coi là chấp nhận hàng hóa cho thuê của bên cho thuê hàng hóa trong trường hợp nào? Mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên cho thuê hàng hóa phải dành cho bên thuê hàng hóa một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra để quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận hàng hóa cho thuê của bên cho thuê hàng hóa.
Theo đó, theo quy định tại Điều 278 Luật Thương mại 2005 thì bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Không từ chối hàng hoá cho thuê;
- Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;
- Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê do bên cho thuê hay bên thuê chịu?
Xin chào anh/chị, tôi là Phạm Thanh Bình, tôi có thắc mắc cần được anh/chị hướng dẫn: trong quá trình cho thuê/thuê hàng hóa mà hàng hóa cho thuê bị tổn thất thì bên cho thuê hay bên thuê phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất đó ạ? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Pháp luật hiện nay quy định cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. Trong đó, bên cho thuê và bên thuê đều có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 273 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê như sau:
"1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bên cho thuê có trách nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mục đích sử dụng của bên thuê."
Căn cứ quy định trên đây, thì về cơ bản trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê sẽ do bên cho thuê và bên thuê tự thỏa thuận và thống nhất với nhau.
Tuy nhiên, trường hợp các bên không có thỏa thuận và thống nhất với nhau về trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê, thì bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó. Khi đó, bên cho thuê có trách nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mục đích sử dụng của bên thuê.
Trường hợp bên thuê có lỗi gây ra tổn thất đó thì bên thuê phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa do mình gây ra.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?