Hàng hóa tạm quản thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul được quy định như thế nào?
- Quy định như thế nào về hàng hóa tạm quản thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul?
- Điều kiện áp dụng tạm quản theo công ước Istanbul được quy định như thế nào?
- Quy định chung về thời hạn tạm quản hàng hóa theo công ước Instanbul như thế nào?
- Các trường hợp kết thúc tạm quản theo công ước Instanbul quy định như thế nào?
Quy định như thế nào về hàng hóa tạm quản thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul?
Tại Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa tạm quản như sau:
1. Các hàng hóa sau đây được tạm quản
a) Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này;
b) Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
c) Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
2. Hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác. Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Hàng hóa được tạm quản theo công ước Istanbul gồm:
- Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện;
- Hàng hóa sử dụng tại sự kiện: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
- Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
- Trong thời gian tham gia các sự kiện không được sử dụng cho mục đích khác. Khi kết thúc sự kiện, hàng hóa tạm quản phải được tái xuất, tái nhập hoặc thực hiện các thủ tục chuyên tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng. Hàng hóa tạm quản chỉ được phép sử dụng tại các sự kiện ở Việt Nam sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập.
Hàng hóa tạm quản thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện áp dụng tạm quản theo công ước Istanbul được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định điều kiện áp dụng tạm quản như sau:
1. Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
3. Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.
Điều kiện áp dụng tạm quản theo công ước Istanbul là:
- Tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
- Phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
- Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.
Quy định chung về thời hạn tạm quản hàng hóa theo công ước Instanbul như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định chung về thời hạn tạm quản hàng hóa theo công ước Instanbul như sau:
1. Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
2. Thời hạn tạm xuất tái nhập hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm xuất và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
3. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất ra khỏi quốc gia hàng đến trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan thực hiện cấp sổ ATA thay thế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này để gia hạn thời hạn tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
4. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này do bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thì trong thời hạn tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chủ sổ không bị xử lý vi phạm về hành vi quá thời hạn tạm nhập nhưng không tái xuất.
- Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
- Thời hạn tạm xuất tái nhập hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm xuất và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
Các trường hợp kết thúc tạm quản theo công ước Instanbul quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 64/2020/NĐ-CP các trường hợp kết thúc tạm quản theo công ước Instanbul quy định như sau:
1. Hàng hóa tạm quản đã hoàn thành thủ tục tái xuất (bao gồm trường hợp hoàn thành thủ tục tái xuất gửi kho ngoại quan, đưa vào khu phi thuế quan), tái nhập, bằng chứng tái nhập, tái xuất:
a) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất là cuống được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu và cuống phiếu tái xuất hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái xuất bằng tờ khai hải quan giấy;
b) Đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập là cuống và cuống phiếu tái nhập đã được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái nhập bằng tờ khai hải quan giấy.
2. Hàng hóa tạm quản không tái xuất hoặc tái nhập đã hoàn thành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng (bao gồm cho, biếu, tặng), chuyên tiêu thụ nội địa.
3. Hàng hóa tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng được cơ quan chức năng xác nhận và đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
4. Hàng hóa tạm quản bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu theo quy định của pháp luật nước tạm quản.
Kết thúc tạm quản theo công ước Instanbul khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa tạm quản đã hoàn thành thủ tục tái xuất (bao gồm trường hợp hoàn thành thủ tục tái xuất gửi kho ngoại quan, đưa vào khu phi thuế quan), tái nhập, bằng chứng tái nhập, tái xuất.
- Hàng hóa tạm quản không tái xuất hoặc tái nhập đã hoàn thành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng (bao gồm cho, biếu, tặng), chuyên tiêu thụ nội địa.
- Hàng hóa tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng được cơ quan chức năng xác nhận và đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. Hàng hóa tạm quản bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu theo quy định của pháp luật nước tạm quản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?