-
Doanh nghiệp
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Nhóm doanh nghiệp
Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?
Quy định chung về phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 123 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chung về phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống gian lận bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm; trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm.
Theo đó, phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.
Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?
Theo Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đại lý bảo hiểm được quy định như sau:
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Trân trọng!

Vũ Thiên Ân
- Công điện 470/CĐ-TTg năm 2023: Chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm giải quyết khó khăn cho sản xuất, kinh doanh?
- Cục trưởng Cục thuế phải chịu trách nhiệm về việc hoàn thuế GTGT trên địa bàn quản lý?
- Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng?
- Quốc kỳ Việt Nam có kích thước tiêu chuẩn là bao nhiêu? Người nước ngoài xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?