UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế không?
Theo quyết định cưỡng chế thì UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở không?
Câu hỏi: Có trường hợp gia đình hàng xóm có quyết định cưỡng chế phải phá dỡ nhà ở. Tuy nhiên người tổ chức cưỡng chế là người của UBND xã thì có đúng không ạ?
Trả lời:
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:
2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì UBND huyện là cơ quan có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở. Do đó UBND xã không có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế không? (Hình từ Internet)
Có được phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư vào ban đêm không?
Câu hỏi: Theo quy định hiện hành thì có được phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư vào ban đêm hay không? Căn cứ pháp lý.
Trả lời:
Theo Điều 94 Luật Nhà ở 2014 quy định yêu cầu khi phá dỡ nhà ở như sau:
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
Như vậy, việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư không được thực hiện vào ban đêm - cụ thể là trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp. Do đó, nếu là trường hợp khẩn cấp và cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần thiết thì vẫn đượ thực hiện việc tháo dỡ này.
Có được đóng bảo hiểm cho nhà ở không?
Câu hỏi: Tôi được biết là khi mua các loại tài sản như xe, hay các loại tài sản khác có đóng bảo hiểm cho những đối tượng đó. Tuy nhiên điều này có thể áp dụng đóng cho nhà ở không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở 2014 quy định về bảo hiểm nhà ở như sau:
Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu mua bảo hiểm nhà ở. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Theo quy định trên có thể thấy, đối với nhà ở cũng có bảo hiểm và tùy theo loại nhà ở mà bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?