Có được khởi kiện khi thương lượng tập thể không thành?
Thương lượng tập thể không thành thì có được tiến hành khởi kiện không?
Căn cứ Điều 71 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thương lượng tập thể không thành như sau:
1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
Như vậy, theo quy định như trên, khi các bên thương lượng tập thể không thành thì phải tiền hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động chưa thể tiến hành khởi kiện được.
Có được khởi kiện khi thương lượng tập thể không thành? (Hình từ Internet)
Quy trình thương lượng tập thể như thế nào?
Theo Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp như sau:
1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
3. Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
5. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
Theo đó, việc thương lượng tập thể sẽ được thực hiện theo quy trình như trên,
Trân trọng!
Mạc Duy Văn
Chia sẻ trên Facebook
Những ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Có mấy loại tranh chấp lao động? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Định nghĩa tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?
Khi giải quyết tranh chấp vụ án lao động cần phải lưu ý liên quan đến thời hiệu yêu cầu Tòa án như thế nào?
Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động?
Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm?
Bên nào chi trả án phí vụ án tranh chấp lao động sơ thẩm?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?