Quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước?

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước? Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu trong việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Liên quan đến vấn đề loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng xin được hỏi các thông tin trên.

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước?

Căn cứ Điều 47 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng. Cục Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng, có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng; hướng dẫn các cơ quan đơn vị lập, đề xuất loại biên chế và xử lý tài sản hằng năm và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt. Đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các vấn đề liên quan đến công tác loại biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng.

2. Thẩm định hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định loại khỏi biên chế và xử lý các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này và theo dõi, đôn đốc cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo đề nghị của cơ quan, đơn vị.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phúc tra đề nghị xử lý vật phẩm, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; tổng hợp, thẩm định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xử lý vật phẩm, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược;

4. Chỉ đạo việc bán đấu giá, nhượng bán các loại tài sản là: Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản, hằng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và triển khai thực hiện.

6. Phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tài chính xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược cấp 5 và hóa chất độc hại với các hình thức xử lý khác nhau (không tính chi phí vận chuyển); định mức xây dựng cho hai loại hình đơn vị dự toán và đơn vị hạch toán.

Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu trong việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng?

Căn cứ Điều 48 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nội dung trên như sau

Trách nhiệm của Bộ Tổng Tham mưu

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế tài sản là trang bị kỹ thuật; loại khỏi biên chế và xử lý đạn dược và hóa chất độc hại.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy hoạch trang bị kỹ thuật của Bộ Quốc phòng và tổ chức điều chuyển, giữ lại trang bị kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện các thủ tục và các công việc có liên quan đến công tác xử lý đạn dược và hóa chất độc hại (quyết định địa điểm hủy nổ, hủy đốt, hủy chôn; đường vận chuyển; điều động lực lượng chuyên trách, thời gian và các công việc phát sinh bảo đảm cho nhiệm vụ xử lý).

4. Quyết định loại khỏi biên chế các tài sản quy định tại điểm a điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

5. Quyết định loại khỏi biên chế, xử lý và phê duyệt kế hoạch xử lý đối với đạn dược và hóa chất độc hại trong cùng 01 quyết định (trường hợp số lượng tài sản xử lý nhỏ lẻ giao cho Thủ trưởng các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch xử lý).

6. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp tình hình kết quả loại khỏi biên chế tài sản là trang bị kỹ thuật, đạn dược và hóa chất độc hại báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.

Trân trọng!

Bộ Quốc phòng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng là cơ quan gì? Nguyên tắc làm việc của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng như thế nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Động viên Quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có trách nhiệm gì trong xây dựng lực lượng dự bị động viên?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Quốc phòng
317 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào