Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị TNGT trên đường đi làm không?

Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị TNGT trên đường đi làm? Có rút được BHXH 1 lần khi bị tai nạn giao thông? Nghỉ việc có cần báo trước khi bị tai nạn gãy chân? 

Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị TNGT trên đường đi làm?

Mình trên đường đi từ nhà đến chỗ làm thì bị tai nạn giao thông do bị người khác tông trúng. Trường hợp này mình có được  bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên nếu chứng minh được bạn bị tai nạn giao thông trên đường đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Có rút được BHXH 1 lần khi bị tai nạn giao thông?

Bố em đóng được 12 năm BHXH, là kế toán tại công ty tư nhân. 20/2 vừa rồi bị xe container đâm trúng, có giám định mức độ khuyết tật là 83%. Bác sĩ kêu là sẽ sống thực vật. Bây giờ gia đình cần tiền chạy chữa thì bố em có đủ điều kiện để rút BHXH 1 lần không?

Trả lời:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

....

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Và tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

- Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Như vậy, bố anh bị tai nạn giao thông được giám định mức độ khuyết tật là 83%, nếu bố anh không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày thì có thể làm thủ tục nhận BHXH 1 lần.

Anh đối chiếu quy định trên với trường hợp của bố anh để thực hiện đúng.

Nghỉ việc có cần báo trước khi bị tai nạn gãy chân? 

Cho tôi hỏi, tuổi đang làm tại công ty và đã đóng bảo hiểm được 1 tháng, nhưng vì tai nạn tôi bị ngãy chân không đi làm được và đã xin phép công ty nghỉ khi nào khỏi thì đi làm lại, bên công ty cũng đã đề nghị phải có giấy của bệnh viện và tôi cũng đã đưa giấy của bệnh viện cho công ty. Bây giờ tôi không muốn làm ở đấy nữa thì 1 tháng bảo hiểm có hoàn trả lại cho tôi không và tôi có phải báo trước khi nghỉ không?

Trả lời:

Trước hết đối với chế độ ốm đau. Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có tham gia BHXH được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì khi anh/chị nghỉ điều trị bệnh ở bệnh viện và nếu có giấy xác nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì sẽ được BHXH chi trả số tiền này cho những ngày nghỉ việc.

Tuy nhiên, khi muốn nghỉ việc ở công ty anh/chị cần tuân thủ quy định về thời gian báo trước. 

Trân trọng!

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
07 quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn lao động có được người sử dụng lao động thanh toán chi phí y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều trị tai nạn lao động có được hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm công bố tình hình tai nạn lao động của doanh nghiệp năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai về vụ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám giám định lần đầu do tai nạn lao động có cần giấy giới thiệu của công ty?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Phan Hồng Công Minh
406 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào