Án treo có được áp dụng với tội gây rối trật tự công cộng không?

Gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không? Mức phạt tội gây rối trật tự công cộng thế nào? Tuần trước, khi tôi đang đi công tác với đối tác nhưng do hôm đó giám đốc công ty B bận nên ủy quyền cho trợ lý giám đốc đi ký hợp đồng với tôi thì vợ tôi do ghen tuông và nghe lời xúi giục từ người khác nên có xảy ra việc chặn xe tôi và có hành vi không tốt đối với cô trợ lý gây rối trật tự công cộng và bên kia kiện vợ tôi lên tòa án thì vợ tôi có được hưởng án treo không và mức phạt tội gây rối trật tự công cộng thế nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không? 

Tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP về án treo như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.

Như vậy, theo quy định trên và đối chiếu với mức phạt Tội gây rối trật tự công cộng, người phạm tội có thể được hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, đồng thời đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định.

Mức phạt tội gây rối trật tự công cộng thế nào?

Quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 về tội gây rối trật tự công cộng, cụ thể:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó, khi chủ thể có hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, hoặc có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trật tự an ninh
Nguyễn Minh Tài
2,300 lượt xem
Trật tự an ninh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trật tự an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mốc thời gian đánh giá, kết quả phân loại và thẩm quyền xét duyệt đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”
Hỏi đáp pháp luật
Các tiêu chí công nhận cơ quan, doanh nghiệp; cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự
Hỏi đáp pháp luật
Các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”
Hỏi đáp pháp luật
Mang các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc phương tiện có khả năng sát thương để gây rối trật tự công cộng bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ trọ bán nhà trọ có được buộc người thuê trọ phải chuyển đi? Làm mất trật tự nơi sống có thể bị chấm dứt hợp đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ, chính sách cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Dân quân tự vệ uống rượu gây rối trật tự công cộng bị xử lý như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xây dựng phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự khi mở quán quán Bar không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân bổ chi an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trật tự an ninh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào