Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?
Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Nghị định 22/2021/NĐ-CP về quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng quy định như sau:
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan công an tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh xem xét, quyết định việc bố trí, sắp xếp dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nội tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trường hợp cần thiết, có nhu cầu tiếp nhận nhân dân ngoài tỉnh đến cư trú trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thống nhất với Đoàn kinh tế - quốc phòng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc xây dựng thôn, xã, bản mẫu trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tục, tập quán của địa phương.
3. Cơ quan công an địa phương có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững được quy định như thế nào?
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này về công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững được quy định như sau:
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đối với Đoàn kinh tế - quốc phòng sản xuất tập trung thì tạo mọi điều kiện thu hút đồng bào, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm việc.
2. Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:
a) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
c) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
d) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
đ) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
e) Các hình thức sản xuất khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?