Chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào?

Chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào? Điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch liên kết quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

Chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như thế nào? 

Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định như sau:

3. Chức năng hoạt động, tài sản và rủi ro sản xuất kinh doanh do mỗi bên của hợp đồng thực hiện và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với các chi phí cơ hội, điều kiện kinh tế, điều kiện ngành, lĩnh vực hoạt động và vị trí địa lý của người nộp thuế được phân tích để xác định các yếu tố phản ánh khả năng thu lợi nhuận từ các hoạt động và thực tiễn kinh doanh mà người nộp thuế đã thực hiện gắn với chức năng và việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan.

Kết quả phân tích phản ánh chức năng chính trong mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí cơ hội cũng như rủi ro gắn với việc đầu tư tài sản, vốn và chi phí đó với khả năng thu lợi nhuận mà người nộp thuế thực hiện có liên quan đến giao dịch kinh doanh, cụ thể:

a) Một số chức năng chính của doanh nghiệp được phân tích trong toàn bộ chuỗi giá trị của tập đoàn bao gồm nghiên cứu, phát triển như thực hiện dịch vụ nghiên cứu phát triển theo hợp đồng, tự chủ nghiên cứu phát triển, phát triển công nghệ kỹ thuật và thiết kế sản phẩm; sản xuất gồm sản xuất tự chủ, sản xuất cấp phép, sản xuất theo hợp đồng, gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị; mua bán, quản lý nguyên vật liệu và các hoạt động mua bán khác; phân phối gồm phân phối tự chủ, phân phối rủi ro hạn chế, đại lý hoa hồng, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ; cung cấp dịch vụ hỗ trợ như pháp lý, kế toán tài chính, tín dụng thu nợ, đào tạo và quản lý nhân sự; cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu kho; thực hiện phát triển thương hiệu như hoạt động marketing, quảng cáo, quảng bá, nghiên cứu thị trường và chức năng khác trong chuỗi giá trị ngành;

b) Một số tài sản chính của doanh nghiệp gồm tài sản vô hình như bí quyết kỹ thuật, bản quyền, bí quyết kinh doanh, công thức bí mật, bằng sáng chế, các tài sản vô hình liên quan tới hoạt động thương mại, marketing như thương hiệu, hệ thống xây dựng và nhận diện thương hiệu, danh sách, số liệu và quan hệ với khách hàng; tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị; các tài sản tài chính và các quyền lợi, lợi ích kinh tế từ các tài sản này trong quá trình khai thác, sử dụng và chuyển nhượng tài sản;

c) Một số rủi ro chính trong kinh doanh gồm rủi ro chiến lược hoặc rủi ro thị trường do thực hiện các chiến lược kinh doanh như thâm nhập, mở rộng hoặc duy trì thị trường; rủi ro về cơ sở hạ tầng hay rủi ro hàng tồn kho; rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng và nợ xấu, rủi ro tỷ giá hối đoái; rủi ro giao dịch như các yếu tố giá và điều khoản thanh toán trong giao dịch thương mại; rủi ro sản phẩm từ thiết kế phát triển, sản xuất đến quản lý chất lượng và dịch vụ sau bán hàng; rủi ro kinh doanh từ các khoản đầu tư vốn và số lượng khách hàng và các rủi ro bất khả kháng.

Phân tích rủi ro kinh doanh của người nộp thuế trong toàn bộ chuỗi giá trị của tập đoàn nhằm xác định các rủi ro trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị ngành, khả năng kiểm soát rủi ro như việc đưa ra quyết định quản lý rủi ro và xử lý khi thực tế xảy ra các rủi ro này, bao gồm: xác định các rủi ro chính về kinh tế; đánh giá mức độ phân bổ, dàn xếp rủi ro tại các hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận của người nộp thuế; phân tích chức năng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trên hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận; kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện và gánh chịu, phân bổ rủi ro của người nộp thuế trên thực tế. Trường hợp có khác biệt về phân bổ rủi ro tại các hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận so với thực tiễn thực hiện, căn cứ kết quả phân tích rủi ro, Cơ quan thuế thực hiện phân bổ lại rủi ro và điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế.

Điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch liên kết quy định như thế nào? 

Tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này về điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch liên kết quy định như sau:

4. Điều khoản hợp đồng khi thực hiện giao dịch bao gồm một số các điều khoản về khối lượng, điều kiện giao dịch hoặc phân phối sản phẩm; thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán; điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh sản phẩm; điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân phối sản phẩm; một số điều kiện có ảnh hưởng kinh tế khác như dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, khuyến mại.

a) Trường hợp các điều khoản hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận không phản ánh đầy đủ thực tiễn thực hiện giữa các bên liên kết, việc phân tích, so sánh được thực hiện trên cơ sở rà soát các sự kiện thực tế hoặc các dữ liệu tài chính để xác định đặc điểm, bản chất kinh tế và các rủi ro kinh doanh thực tế của các bên;

b) Trường hợp các bên liên kết không ký kết hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận, không ghi nhận doanh thu hoặc chi phí như hỗ trợ kỹ thuật, hợp lực tập đoàn, chia sẻ bí quyết kinh doanh hoặc sử dụng nhân sự biệt phái, kiêm nhiệm thì việc phân tích được tiến hành để xác định bản chất giao dịch, giá trị giao dịch, thu nhập tạo ra từ các giao dịch này và đóng góp của từng bên liên kết. Trên cơ sở đó, so sánh với các quyết định kinh doanh có thể được các bên độc lập chấp nhận trong điều kiện tương đồng để xác định lại giao dịch liên kết của người nộp thuế.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mượn máy móc, thiết bị mới nhất năm 2024 áp dụng cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 02 cách tra cứu thông tin doanh nghiệp năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở hữu chéo là gì? Quy định về sở hữu chéo trong doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có người lao động là thương binh 02 năm đầu được giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì sang năm thứ 3 có được giảm thuế tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế nhanh nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan, thuế trong 02 năm liên tục có được áp dụng chế độ ưu tiên trong hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong trong lĩnh vực hải quan mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Nguyễn Minh Tài
816 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào