-
Doanh nghiệp
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Liên doanh
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Sáp nhập công ty
-
Hợp nhất công ty
-
Liên hiệp hợp tác xã
Là thành viên của công ty hợp danh thì có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không?
Có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khi là thành viên của công ty hợp danh?
Căn cứ Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, trong trường hợp của bạn bạn đã là thành viên của công ty hợp danh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
Quyền của thành viên công ty hợp danh là gì?
Tại Khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 thành viên công ty hợp danh có các quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trân trọng!

Vũ Thiên Ân
- Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 15/03/2023 gồm gì?
- Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước thuộc về cơ quan nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Việc đình chỉ và thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh sẽ thuộc về ai?
- Đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng phải nộp lại Huy hiệu Đảng có đúng không?