Khách hàng có thể bị luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc không?
Luật sư có được từ chối tiếp tục vụ thực hiện việc với khách hàng hay không?
Căn cứ Quy tắc 13 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định về từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng như sau:
13.1. Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
13.1.1. Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;
13.1.2. Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;
13.1.3. Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;
13.1.4. Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;
13.1.5. Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư.
13.2. Luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
13.2.1. Có căn cứ xác định khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức;
13.2.2. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 11;
13.2.3. Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, theo quy định trên thì luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc với khách hàng theo những quy định đã nêu trên. Trường hợp những luật sư biết vi phạm pháp luật nhưng vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì luật sư đó đã vi phạm đạo đức nghề luật.
Sau khi từ chối tiếp tục vụ việc thì luật sư phải làm gì?
Theo Quy tắc 14 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý:
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Do đó, sau khi từ chối tiếp tục vụ việc với khách hàng thì luật sư cần thông báo văn bản cho khách hàng về việc mình đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Giá dịch vụ phát điện là gì? Quy định về giá dịch vụ phát điện từ 01/02/2025?