-
Danh sách Bộ
-
Bộ Tài chính
-
Thứ trưởng bộ tài chính
-
Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính
-
Vị trí và chức năng Bộ Tài chính
-
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Tài chính
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Quốc phòng
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ nội vụ
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Tài chính trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Tài chính trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ra sao?
Tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Tài chính trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” như sau:
3. Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện KTTH.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành liên quan đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn gồm vốn ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Công Thương trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ra sao?
Tại Khoản 4 Điều 2 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Công thương trong đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” như sau:
4. Bộ Công Thương
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về KTTH.
- Xây dựng các mô hình KTTH thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch; tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; giảm tiêu hao năng lượng.
- Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp. Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Chủ trì trao đổi, phối hợp với các đối tác nhằm tạo thuận lợi thương mại, công nhận lẫn nhau cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ mô hình KTTH.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình KTTH trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.
Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân
- Có phải mọi khoản chi trên 20 triệu đồng muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng?
- Doanh nghiệp thành lập mới trong khu kinh tế, khu công nghệ cao thì có được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ địa bàn không?
- Bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động do không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
- Tiền đặt trước trong đấu giá của tổ chức đấu giá và người có tài sản là giá trị tài sản đấu giá được thẩm định trước?
- Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?