Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong loại khỏi biên chế, xử lý tài sản nhà nước?
Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước?
Căn cứ Điều 52 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước như sau:
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng trong toàn quân.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm Công nghiệp quốc phòng.
3. Hướng dẫn đơn vị và tham gia phúc tra tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý sử dụng việc tận dụng tài sản là vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng giữ lại để bảo đảm nghiệp vụ ngành.
5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa dùng chung bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).
7. Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục tham gia đấu giá tài sản xử lý theo quy định tại Thông tư này.
8. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác loại biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
Trách nhiệm của Cục Tài chính trong loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước?
Căn cứ Điều 53 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về trách nhiệm của Cục Tài chính trong loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước như sau:
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo nghiệp vụ tài chính trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản có nhiệm vụ:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các khoản thu từ xử lý và chi phí liên quan đến việc xử lý của các đơn vị; Hướng dẫn đơn vị xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản; thẩm định giá bán tài sản để nhượng bán; tham gia kiểm tra kết quả bán đấu giá tài sản;
2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan (Cục Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Kỹ thuật) thẩm định dự toán chi phí xử lý đạn dược, hóa chất độc hại, của các cơ quan, đơn vị, báo cáo Bộ Quốc phòng giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
3. Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; xử lý vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5.
5. Hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với các vật tư, phụ tùng đơn vị tháo gỡ, giữ lại để đảm bảo kỹ thuật tại đơn vị.
6. Phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược với các hình thức xử lý khác nhau.
7. Tổng hợp kết quả thu, chi và quản lý tài chính liên quan đến loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5 báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?