Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
- 1. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- 2. Trách nhiệm của Cục Tài chính trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- 3. Trách nhiệm của các chuyên ngành trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- 4. Trách nhiệm của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trong xử lý tài sản như thế nào?
1. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 52 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng trong toàn quân.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm Công nghiệp quốc phòng.
3. Hướng dẫn đơn vị và tham gia phúc tra tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý sử dụng việc tận dụng tài sản là vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng giữ lại để bảo đảm nghiệp vụ ngành.
5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa dùng chung bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).
7. Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục tham gia đấu giá tài sản xử lý theo quy định tại Thông tư này.
8. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác loại biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
2. Trách nhiệm của Cục Tài chính trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 53 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của Cục Tài chính trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo nghiệp vụ tài chính trong công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản có nhiệm vụ:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các khoản thu từ xử lý và chi phí liên quan đến việc xử lý của các đơn vị; Hướng dẫn đơn vị xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản; thẩm định giá bán tài sản để nhượng bán; tham gia kiểm tra kết quả bán đấu giá tài sản;
2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan (Cục Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Kỹ thuật) thẩm định dự toán chi phí xử lý đạn dược, hóa chất độc hại, của các cơ quan, đơn vị, báo cáo Bộ Quốc phòng giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
3. Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; xử lý vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5.
5. Hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với các vật tư, phụ tùng đơn vị tháo gỡ, giữ lại để đảm bảo kỹ thuật tại đơn vị.
6. Phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các định mức chi phí xử lý cho từng chủng loại đạn dược với các hình thức xử lý khác nhau.
7. Tổng hợp kết quả thu, chi và quản lý tài chính liên quan đến loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa, đạn dược cấp 5; vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược cấp 5 báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
3. Trách nhiệm của các chuyên ngành trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 54 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của các chuyên ngành trong xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo lĩnh vực, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ, tận dụng và quản lý các bộ phận chi tiết, vật tư, phụ tùng còn tốt để dồn lắp, cải hoán, sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật và nhiệm vụ khác; thực hiện các chế độ quản lý thu hồi hồ sơ đăng ký, sử dụng theo quy định của Bộ Quốc phòng và chuyên ngành.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo đề nghị của đơn vị.
4. Tham gia phúc tra loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo đề xuất của đơn vị.
5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản theo lĩnh vực, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.
6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý cửa đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).
7. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
4. Trách nhiệm của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trong xử lý tài sản như thế nào?
Tại Điều 55 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trong xử lý tài sản như sau:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về những nội dung được phân cấp, ủy quyền về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản quy định tại Thông tư này.
2. Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư) đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
3. Kiểm tra phân loại đánh giá chất lượng tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa; tổ chức thu gom tập trung về một số vị trí nhất định; lập báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý hằng năm theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức phúc tra tài sản đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý của đơn vị.
5. Quyết định loại khỏi biên chế và xử lý các tài sản quy định tại khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
6. Chấp hành và thực hiện nghiêm quy định về xử lý đạn dược và hóa chất độc hại theo quy định trong Thông tư này và hướng dẫn của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật.
7. Chủ động đề xuất thực hiện và quản lý chặt chẽ việc tháo gỡ thu hồi, giữ lại những bộ phận, chi tiết vật tư, phụ tùng còn có thể sử dụng để bảo đảm kỹ thuật và các nhiệm vụ khác của đơn vị. Quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích số được giữ lại, điều động.
8. Thực hiện các chế độ về quản lý thu hồi hồ sơ đăng ký sử dụng đúng quy định của các chuyên ngành và của Bộ Quốc phòng.
9. Quản lý chặt chẽ tài sản đã được loại khỏi biên chế, chờ quyết định xử lý.
10. Lựa chọn phương pháp xử lý tiêu hủy phù hợp và bảo đảm an toàn.
11. Chịu trách nhiệm phê duyệt giá khởi điểm tài sản bán đấu giá bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá để tổ chức đấu giá.
12. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đúng nội dung, tiến độ, không để xảy ra sai sót, thất thoát và bảo đảm tuyệt đối an toàn.
13. Thực hiện việc thu nộp, quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý đúng chế độ quy định.
14. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của đơn vị (bao gồm cả số phân cấp, ủy quyền cho đơn vị quyết định) về Bộ Quốc phòng kịp thời, đúng quy định.
15. Thành lập Hội đồng xử lý tài sản:
a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Cơ quan thường trực Hội đồng xử lý tài sản là Phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng, Ban Vật tư, đối với các đơn vị không có Phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Phòng, Ban Vật tư thì cơ quan thường trực do Chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định;
c) Thành viên Hội đồng xử lý tài sản là đại diện các quan, đơn vị: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; Kỹ thuật, Tài chính, Quân lực, Doanh trại, cơ quan Pháp chế, Thanh tra và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan;
d) Hội đồng xử lý tài sản có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho Chỉ huy cơ quan, đơn vị quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác loại khỏi biên chế và xử lý tài sản của đơn vị theo các quy định của Thông tư này;
đ) Hội đồng xử lý được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị và được bảo đảm kinh phí hoạt động từ nguồn thu xử lý tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- https //dichvucong gov vn đăng nhập nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối 2024?
- Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?
- Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?