Phân định trách nhiệm trong quản lý và thi công xây dựng công trình thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Phân định trách nhiệm trong quản lý và thi công xây dựng công trình thuộc Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 3 Thông tư 174/2021/TT-BQP quy định việc phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình trình thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 7 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: Khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn xây dựng khác.
2. Chủ đầu tư có đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 Điều 7 và Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; đồng thời, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 7 và các Điều 12, 13, 19, 20 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
4. Quyền hạn, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện cụ thể trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư này việc phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phục vụ quốc phòng, thực hiện như sau:
1. Phân loại công trình phục vụ quốc phòng
Công trình phục vụ quốc phòng là công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) phục vụ cho mục đích quốc phòng, bao gồm:
a) Công trình chiến đấu là công trình quốc phòng trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, nhiệm vụ phòng thủ biên giới, đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo để bảo vệ Tổ quốc, được xây dựng riêng biệt hoặc cấu trúc thành các trận địa, các chốt, các điểm tựa, cụm điểm tựa, các căn cứ, khu vực phòng thủ, sở chỉ huy các cấp, khu vực căn cứ chiến lược. Chi tiết phân loại công trình chiến đấu thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện là công trình được đầu tư nhằm phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội và dân quân tự vệ do Nhà nước giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Chi tiết phân loại công trình trường bắn, thao trường huấn luyện thực hiện theo quy định tại Điều 6, 7 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BQP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện);
c) Công trình phổ thông là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình có dạng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn mang tính chất phổ thông phục vụ cho mục đích làm việc, học tập, sinh hoạt, huấn luyện, sản xuất, rèn luyện và các nhiệm vụ khác của bộ đội không bao gồm các nhiệm vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Chi tiết phân loại công trình phổ thông quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Phân cấp, phân nhóm công trình phục vụ quốc phòng được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
a) Nhóm công trình chiến đấu được xác định theo quy định tại Điều 5 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Nhóm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xác định theo quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện;
c) Cấp công trình phổ thông, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Thông tư số 06/2021/TT-BXD) và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?