Trách nhiệm tổ chức thực hiện của khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH?
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 36/2022/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như sau:
1. Trách nhiệm của khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất
a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định;
b) Nếu không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này thì phải hoàn trả cho Ngân hàng Chính sách xã hội: toàn bộ số vốn vay không đúng đối tượng và/hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích (nếu có); số tiền hỗ trợ lãi suất trước đó của số vốn vay không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH?
Tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 36/2022/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của ngân hàng chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như sau:
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất và phí quản lý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn (nếu có);
b) Hướng dẫn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng quý, năm và khi kết thúc chương trình về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất của Chi nhánh; chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc hỗ trợ lãi suất, quyết toán hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
c) Thực hiện xét duyệt quyết toán hỗ trợ lãi suất, tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tính pháp lý, đầy đủ, hợp lệ, chính xác của hồ sơ đề nghị thẩm định quyết toán và số liệu báo cáo đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất. Thực hiện lưu giữ toàn bộ hồ sơ hỗ trợ lãi suất cho từng khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định về chế độ báo cáo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
e) Thực hiện cho vay đúng đối tượng; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay vốn không không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất thì có trách nhiệm thu hồi: toàn bộ số vốn vay không đúng đối tượng và/hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích (nếu có); số tiền đã hỗ trợ lãi suất trước đó của số vốn vay không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất;
g) Căn cứ tình hình triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất, khi kinh phí hỗ trợ lãi suất bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 còn lại không đủ để thực hiện hỗ trợ cho các khoản vay trong 1 tháng tiếp theo, Ngân hàng Chính sách xã hội kết thúc thực hiện hỗ trợ lãi suất, thông báo công khai trên website và trụ sở của Ngân hàng Chính sách xã hội về thời điểm kết thúc thực hiện hỗ trợ lãi suất, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về thời điểm kết thúc thực hiện hỗ trợ lãi suất;
h) Theo dõi riêng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 với nguyên tắc:
- Đối với chính sách cho vay ưu đãi vừa thực hiện theo tăng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 vừa thực hiện theo tăng dư nợ tín dụng đối với các chương trình tín dụng chính sách được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm (không bao gồm kế hoạch tăng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15) sẽ tính dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trước cho đến khi đủ dư nợ tín dụng tối đa của chương trình cho vay đó;
- Riêng chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên để trang trải chi phí học tập theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì chỉ tính dư nợ tín dụng theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 sau khi sử dụng hết nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bố trí cho chương trình này.
i) Tính toán, xác định và chịu trách nhiệm về số cấp bù lãi suất và phí quản lý khi thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15;
k) Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội về tình hình phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và cho vay các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong tháng 4 năm 2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?