Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân như thế nào?

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân như nào? Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố được quy định như thế nào? Xin hãy giải đáp giúp tôi theo quy định mới nhất của Luật.

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân như nào?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật ứng phó và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân:

STT

Phụ lục

Tên định mức

1

Phụ lục I.1

Tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố

2

Phụ lục I.2

Đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động

3

Phụ lục I.3

Lập phương án xử lý tại hiện trường

4

Phụ lục I.4

Tìm kiếm nguồn phóng xạ

5

Phụ lục I.5

Thu hồi nguồn phóng xạ

6

Phụ lục I.6

Cung cấp thông tin

7

Phụ lục I.7

Kiểm xạ và tẩy xạ môi trường

8

Phụ lục I.8

Kiểm xạ và tẩy xạ người

9

Phụ lục I.9

Đánh giá liều bức xạ trong sự cố

10

Phụ lục I.10

Giám định hạt nhân tại hiện trường

11

Phụ lục I.11

Lập kế hoạch khắc phục sự cố

12

Phụ lục I.12

Xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ

13

Phụ lục I.13

Thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế và đề nghị trợ giúp quốc tế

14

Phụ lục I.14

Đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí

15

Phụ lục I.15

Đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường nước

Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố được quy định như thế nào?

Tại Mục I Phụ lục I.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố:

I. QUY TRÌNH

1. Mục đích

Quy trình này quy định hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân theo phương án ứng phó được hướng dẫn trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đã được phê duyệt1.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố.

3. Nội dung quy trình

3.1. Sơ đồ

3.2. Diễn giải

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Người nhận thông tin ghi nhận lại các thông tin theo mẫu đã được xây dựng trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Bước 2: Tư vấn thông tin

Tư vấn cho người cung cấp thông tin về hành động tự bảo vệ và một số khuyến cáo về phóng xạ, hạt nhân.

Bước 3: Xử lý thông tin

- Người nhận thông tin chuyển thông tin nhận được tới Đầu mối liên lạc của tổ chức được giao nhiệm vụ thường trực tiếp nhận thông tin (Đầu mối liên lạc).

- Đầu mối liên lạc liên hệ người cung cấp thông tin và xác nhận thông tin.

- Đầu mối liên lạc lưu thông tin và báo cáo Lãnh đạo đơn vị thường trực.

Bước 4: Ra quyết định xác minh thông tin

Lãnh đạo đơn vị thường trực điều động đơn vị kỹ thuật triển khai đến hiện trường để xác minh sự cố, xác định sơ bộ mức báo động tại khu vực sự cố để khởi động ứng phó sự cố nếu cần thiết.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào