Phạm nhân nữ giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân hay không?
Phạm nhân nữ giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân?
Liên quan đến quy định pháp luật về thi hành án hình sự, xin hỏi: Đối với phạm nhân nữ giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định xử lý phạm nhân vi phạm như sau:
Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
Như vậy, đối với phạm nhân nữ giam tại buồng kỷ luật thì sẽ không bị cùm chân theo quy định pháp luật nêu trên.
Tất cả kết quả lao động của phạm nhân sẽ đưa vào bổ sung mức ăn cho phạm nhân?
Dạ, xin hỏi, nếu phạm nhân lao động tạo ra sản phẩm và kết quả lao động đó sẽ được đưa vào bổ sung cho thức ăn của phạm nhân đúng không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
1. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
a) Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
d) Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
đ) Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
Như vậy, không phải tất cả những kết quả lao động đó sau khi trừ các chi phí hợp lý sẽ bổ sung cho vào khẩu phần ăn mà có thể sử dụng cho mục đích khác như: Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù..v.v theo quy định nêu trên.
Con của phạm nhân nữ trên 36 tháng tuổi không có thân nhân nhận về nuôi dưỡng thì giải quyết thế nào?
Cho hỏi theo luật thì trường hợp con của phạm nhân nữ trên 36 tháng tuổi không có thân nhân nhận về nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:
Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Như vậy, trường hợp con của phạm nhân nữ từ 36 tháng tuổi trở lên mà không có thân nhân nhận về nuôi dưỡng thì sẽ được giải quyết theo quy định trên. Lúc đó trẻ sẽ được cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phạm nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?