Bộ Khoa học và Công nghệ trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ được quy định như nào?
Bộ Khoa học và Công nghệ trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Bộ Khoa học và Công nghệ trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ như sau:
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng hoá nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
Quy định về Bộ Y tế trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 42/2020/NĐ-CP Bộ Y tế trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định:
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?