Điều kiện để vợ chưa đủ 55 tuổi được hưởng tiền tuất hằng tháng sau khi chồng đang hưởng lương hưu mất?
Điều kiện để vợ chưa đủ 55 tuổi được hưởng tiền tuất hằng tháng sau khi chồng đang hưởng lương hưu mất?
Cho hỏi: Theo quy định thì có điều kiện gì để vợ chưa đủ 55 tuổi được hưởng tiền tuất hằng tháng sau khi chồng đang hưởng lương hưu chết? Hay bắt buộc trên 55 tuổi mới được nhận không?
Trả lời:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 66, Điểm c Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thân nhân này phải thuộc đối tượng được hưởng theo quy định).
Thân nhân của người chết nêu trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
...
Như vậy, trường hợp người vợ chưa đủ 55 tuổi thì chỉ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi chồng đang hưởng lương hưu chết nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Đang hưởng lương hưu nhưng ra nước ngoài định cư có được hưởng BHXH một lần?
Cho hỏi: Mẹ tôi là giáo viên, đã nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ tháng 6/2020 đến nay. Nay mẹ tôi ra nước ngoài định cư lâu dài cùng con cháu. Vậy mẹ tôi có được hưởng BHXH một lần không?
Tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:
Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Như vậy, đối với trường hợp của mẹ bạn đang hưởng lương hưu hàng tháng nhưng nay ra nước ngoài để định cư thì vẫn được giải quyết để hưởng chế độ BHXH một lần.
NLĐ đang hưởng lương hưu mà đi làm công ty có phải đóng BHXH không?
Cho hỏi: Em muốn hỏi chút ạ: Hiện công ty em có loại hình lao động là người lao động đang được hưởng chế độ hưu trí nhưng vẫn tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập, vậy thì đối tượng này bên em có phải đóng BHXH cho họ không?
Trả lời:
Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
=> Theo quy định nêu trên thì trường hợp công ty chị có NLĐ đang hưởng hưu trí thì những người này không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Chị có thể tham khảo thêm:
- Có được ký HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần đối với NLĐ cao tuổi?
- NLĐ cao tuổi có kinh nghiệm 15 năm mới được làm công việc độc hại
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?